[Giải đáp] Uống cà phê bị ép tim không?

Trên thực tế, uống cà phê có tác dụng giúp thức tỉnh não, khiến con người tỉnh táo, khơi thông các ý tưởng, tuy nhiên, nếu quá lạm dụng cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tim mạch. Để giải đáp vấn đề “Uống cà phê bị ép tim không?”, cùng theo dõi các thông tin trong bài viết dưới đây.

Uống cà phê có bị ép tim không?

Thực tế, cơ thể người phản ứng với caffeine theo nhiều cách khác nhau, một số người không ghi nhận triệu chứng trong khi số khác lại thấy bồn chồn kèm ép tim hay tim đập nhanh. Chính vì thế, để biết được việc uống cà phê có bị ép tim không, bạn hãy tham khảo thông tin sau:

Theo bà Ana Baylin, Nghiên cứu viên tại Đại học Y Brown ở Providence, RI, cho biết, những người thường xuyên uống cà phê mạnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải các cơn đau tim. Cà phê có thể làm tăng huyết áp trong một thời gian ngắn và hoạt động thần kinh giao cảm có thể kích hoạt các cơn đau tim.

Còn ThS.BS Trần Quốc Việt, khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho hay, caffeine trong cafe đi vào máu, dạ dày, ruột non và bắt đầu kích thích hệ thống thần kinh trung ương, cụ thể là các thụ thể thuộc các tế bào trong tim để tăng nhịp tim. Tác động của sự kích thích này làm tăng tốc độ lưu thông máu do nhịp tim tăng lên, nhịp tim có thể tăng tốc khoảng ba nhịp mỗi phút. Nhịp tim tăng có thể diễn ra ngay sau khi uống cà phê 15 phút và cơ thể mất khoảng 6 giờ để đào thải caffeine.

Bác sĩ Việt cho rằng, cách cơ thể phản ứng với caffeine liên quan đến việc bạn có thói quen uống bao nhiêu. Những người không quen uống cà phê hoặc nhạy cảm hơn với caffeine có nhiều khả năng bị tim đập nhanh và cần tránh dùng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ở người trưởng thành khỏe mạnh, việc thường xuyên tiêu thụ đồ uống có chứa caffeine đôi khi sẽ làm rối loạn nhịp tim ở một số người nhưng lại không ảnh hưởng ở nhóm người khác.

Uống cà phê bị ép tim không?

Nguyên nhân nào xảy ra tình trạng uống cà phê bị ép tim

Vốn là một loại thức uống yêu thích của nhiều người, cà phê giúp tăng sự tỉnh táo, giảm stress và giúp hoạt động tư duy của người dùng hiệu quả hơn nhờ có thành phần caffeine.

Tuy nhiên, khi lượng caffeine nạp vào cơ thể quá nhiều mà không kịp chuyển hóa thì có thể gây tác dụng phụ như làm tim đập nhanh, ép tim, huyết áp tăng, run tay chân, đổ mồ hôi hột, đau đầu, khó thở… Đây là những triệu chứng điển hình nhất của say cafe, đặc biệt là đối với cafe mạnh, cafe nguyên chất hay những người mới uống cafe lần đầu, uống cafe lúc đói.

Những triệu chứng trên xảy ra do caffeine đã kích thích đến cơ thể và giải phóng hormone epinephrine và hormone norepinephrine ở tuyến thượng thận. Hai hormone này sẽ kích thích mạnh đến hoạt động của các tế bào và làm tăng tốc độ của các phản ứng diễn ra trong cơ thể. Do đó, khi uống quá nhiều cà phê, sẽ làm cho tuyến thượng thận tăng sản xuất hormone, tim từ đó sẽ đập nhanh hơn và xuất hiện trạng thái run, huyết áp tăng và thiếu tự chủ.

Tại sao xảy ra tình trạng uống cà phê bị ép tim

Cách xử lý khi uống cà phê bị khó thở

Theo các chuyên gia, các triệu chứng do nhạy cảm với caffeine thường sẽ biến mất nếu người đó ngừng uống cà phê hoặc thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine. Thông thường, những người nhạy cảm với cà phê có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc các triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, nên rất dễ nhận biết.

Nếu tình trạng khó thở của bạn khá nặng, bạn có thể chọn cách uống nhiều nước lọc vì cafein thẩm thấu vào máu rất nhanh nhưng lại dễ tan trong nước và đào thải qua nước tiểu. Vì vậy, uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng và đào thải chất này ra ngoài nhanh chóng.

Trường hợp nhịp tim trở nên đập quá nhanh, không thở nổi, bạn cần đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thở oxy và cấp thuốc giảm nhịp tim.

Lời kết

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được lý do tại sao bị ép tim, tim đập nhanh khi uống cafe và những ảnh hưởng của nó đối với tim mạch một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Hãy đảm bảo bản thân và những người xung quanh uống cà phê đúng cách để đảm bảo sức khỏe nhé.